KINH PHÁP HOA

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Dịch giả: Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Chuyển sang ebook : Thiện Quí (fototea) 23/09/2011
Ebooks định dạng prc, pdf, epub, doc tải về tại đây.
Bản audio http://www.phatphaponline.org
Bản audio giảng giải, tham khảo tại link này.

I. QUYỂN THỨ NHỨT
II. QUYỂN THỨ HAI
III. QUYỂN THỨ BA
IV. QUYỂN THỨ TƯ
V. QUYỂN THỨ NĂM
VI. QUYỂN THỨ SÁU
VII. QUYỂN THỨ BẢY
 SỰ TÍCH TẢ KINH

LIÊN HỆ GÓP Ý

Mọi thư từ liên hệ vui lòng gởi qua Email :
khekinh@gmail.com
Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp hữu ích của quí đạo hữu.

Trang chủ


06. SỰ TÍCH TỤNG KINH THOÁT NỮ THÂN

SỰ TÍCH TẢ KINH PHÁP HOA
6. SỰ TÍCH TỤNG KINH THOÁT NỮ THÂN

Đời Tùy, huyện Bắc Lăng, có ông Thôi Ngạn võ, niên hiệu Khai Hoàng làm quan Thứ Sử châu Ngụy. Một hôm, nhơn đi thanh tra trong địa phận mình quản trị, đến một ấp nọ, bỗng ngạc nhiên vừa sợ vừa mừng ; bảo kẻ tùng giả rằng : “Ta xưa từng làm vợ người ở trong ấp này, nay vẫn biết nhà cũ”. Liền cỡi ngựa đi vào đường hẻm trong ấp, quanh quẹo đến một nhà, sai người gõ cữa. Ông chủ nhà đó đã già chạy ra lạy chào.
Ông Ngạn Võ vào nhà chỉ trên vách phía Đông cách đất chừng năm sáu thước (thước Tàu) có chỗ lồi cao lên mà bảo chủ nhà rằng “Chỗ trên cao đó là chỗ mà ta xưa kia cất năm đôi thoa vàng, với bộ Pháp Hoa của ta đọc hằng ngày. Bộ kinh ấy cuối quyển bảy, lửa cháy xém mất chữ hết một tờ. Vì cớ đó nên hiện nay mỗi khi ta tụng kinh Pháp Hoa đến chương đó, thường quên lảng không nghi nhớ đặng”. Nói xong sai người đục chỗ vách đó ra, quả thiệt đặng hộp đựng kinh, thoa vàng cùng quyển thứ bảy cháy xém một tờ cuối quyển như lời nói trước.
Ông chủ nhà rơi nước mắt khóc rằng : “Thoa vàng cùng kinh quả thiệt là vật của vợ tôi ngày còn sanh tiền, vợ tôi thường đọc bộ kinh Pháp Hoa này”.
Ông Ngạn Võ lại nói : “Cây hèo trước sân kia ngày trước khi ta sắp đẻ, tự cổi đầu tóc mượn để vào bọng cây đó”. Nói xong bảo người thử lại tìm, thật quả đặng tóc.
Chủ nhà thấy việc như thế, biết chính quan Thứ Sử hiện nay là vợ của mình ngày trước tái sanh vừa buồn vừa mừng.
Thôi Ngạn Võ để đồ vật vàng bạc lại, hậu cấp cho ông chủ nhà mà đi.
(Lại – bộ Thượng – thơ Đường – Lâm biên)
“Trong phẩm “Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự” có nói : Nếu có người nữ nào nghe kinh này mà có thể thọ trì, thời sau khi bỏ báo thân đàn bà đó, không còn thọ lại nữa”. Chuyện của ông Thôi Ngạn Võ trên đây đủ chứng thật lời trong kinh. Làm cho chúng ta lại càng kính tin đức Như Lai là đấng chơn thật ngữ.
Một người đàn bà tên dân quê ở trong ấp cùng đọc kinh Pháp Hoa mà đã sớm khỏi thân hèn khổ chuyển thành thân quan cao tước lớn, trong khi ấy người chồng vẫn còn là tên dân quê. Chồng lạy rước vợ, nào biết đó là vợ cũ của mình ngày xưa.
Tên dân quê đó cùng một ít kẻ lân cận, khi người đàn bà đọc kinh Pháp Hoa chết, hoặc giả lại có niệm nghĩ rằng : “Tụng kinh không phước, trái lại bị chết yểu”. Niệm ngu si, lòng chê khinh ấy, khi gặp Thôi Ngạn Võ như tuyết gặp nước sôi vậy.
Ôi ! Công đức bất khả tư nghị của người trì kinh diệu dụng bất khả tư nghị của kinh, cùng lý nhơn quả nhiệm mầu, kẻ tâm vụng về, trí thức thô thiển có thể nào mà thấu đáo được. Tôi rất lo ngại cho hạng người bài nhơn quả, hủy báng kinh Đại Thừa và thiết tha mong sao những hạng người ấy không nên quá nông nổi.
Vì khổ báo của người hủy báng kinh, đức Phật Thế Tôn đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như thật ngữ đã có huyền ký rõ ràng.
(Xem đoạn cuối phẩm Thí Dụ quyển hai).


Phụ lục




05. SỰ TÍCH TẢ KINH CỨU BẠN ĐỒNG HỌC

SỰ TÍCH TẢ KINH PHÁP HOA
5. SỰ TÍCH TẢ KINH CỨU BẠN ĐỒNG HỌC

Đời Tùy, niên hiệu Đại Nghiệp, có vị Khách Tăng đi đến miếu núi Thái Sơn, muốn tạm nghỉ. Người giữ miếu nói : “Đây không có nhà nào khác, chỉ dưới hiên của miếu thần có thể tạm nghỉ, nhưng vì gần đây, những người nghỉ nơi đó đều chết cả”.
Khách Tăng nói : “Không hề gì cho ta tạm nghỉ nơi đó”. Người giữ miếu bất đắc dĩ y lời dọn giường cho Khách Tăng nghỉ dưới hiên miếu.
Tối đến, Khách Tăng ngồi ngay thẳng tụng kinh. Ước chừng một canh sau, nghe trong màn có tiếng vàng ngọc khua, giây lát có vị thần từ trong màn ra lễ lạy Khách Tăng. Khách Tăng nói : “Nghe người nói trước đây nhiều người bị chết tại chốn này, có phải là Đàn Việt hại đó chăng, xin chớ hại ta”. Thần nói : “Ngày trước tình cờ những người mạng số sắp chết, nghe tiếng động của đệ tử, nhơn quá sợ mà chết, chớ chẳng phải đệ tử làm hại, xin thầy chớ lo”. Khách Tăng mời Thần ngồi nói chuyện. Lát sau, Khách Tăng hỏi : “Nghe nói thần Thái Sơn cai trị loài quỉ, có thật chăng ?”
- Thần đáp : “Đệ tử phước bạc, chính có thế. Có phải thầy muốn biết rõ việc người thân của Thầy đã chết chăng ?”
- Tăng nói : Ta có hai bạn đồng học đã chết muốn thấy đó.
- Thần hỏi tên hiệu rồi nói : “Một người đã đầu thai làm người, còn một người bị tội nặng đương ở địa ngục, không thể kêu đến nếu thầy muốn thấy cũng có thể được”.
- Tăng rất mừng, liền đứng dậy đi theo Thần. Không bao xa thấy nhà ngục lửa cháy đỏ rực. Thần dắt Tăng vào một nhà, xa thấy một người đương ở trong lửa rên la nói không ra tiếng, thân thể nám đen không nhìn được, mùi thịt cháy hôi khét khiến người đau lòng.
Thần nói : Chính ông ấy đó, Thầy còn muốn đi xem vài nơi khác chăng ?”
- Tăng buồn rầu xin trở về. Giây lát đến miếu, lại cùng Thần ngồi, Tăng hỏi Thần cách cứu bạn học. Thần nói : “Có thể đặng lắm. Thầy nếu tả được cho ông ấy một bộ kinh Pháp Hoa, thời chắc ông ấy đặng khỏi”.
- Bấy giờ gần sáng. Thần từ biệt Tăng vào trong.
- Sáng, người giữ miếu thấy Khách Tăng vẫn yên lành lấy làm lạ hỏi. Tăng thuật chuyện trong đêm lại.
Khách Tăng về chùa vì bạn tả kinh Pháp Hoa, tả xong, đóng bìa cắt xén tử tế lại mang kinh đến miếu. Đêm đó Thần ra chào hỏi mừng rỡ, hỏi thăm đến có việc chi. Khách Tăng đem chuyện tả kinh xong nói với Thần.
- Thần nói : “Đệ tử đã biết rõ việc ấy, Thầy vì bạn tả kinh, lúc mới chép đề mục thời ông ấy đã khỏi khổ, hiện đã thác sanh vào nhơn gian rồi, chỗ này không được tịnh khiết không thể thờ kinh, xin Thầy đem về chùa”.
Cùng nhau đàm luận, gần sáng, Thần từ biệt Khách Tăng vào trong, Tăng lại mang kinh về chùa.
Quan Biệt Giá Trương Đức tự nói : “Khi ông trấn nhậm ở Châu Duyện có biết rõ việc trên”.
(Lại bộ Thượng Thơ Đường Lâm biên)

04. TỤNG ĐỀ KINH MÌNH VÀ NGƯỜI ĐỀU THOÁT KHỔ

SỰ TÍCH TẢ KINH PHÁP HOA
4. TỤNG ĐỀ KINH MÌNH VÀ NGƯỜI ĐỀU THOÁT KHỔ

Quận Phùng Dược, ông Lý Sơn Long làm chức Tả Giám môn Hiệu úy, trong niên hiệu Võ Đức bạo chết, mà trên ngực khoảng bằng bàn tay không lạnh, người nhà chưa nỡ tẩn liệm. Đến ngày thứ bảy sống lại thuật rằng : “Đương lúc chết có người bắt dẫn đến một dinh quan rất hùng tráng rộng lớn. Trong sân có bọn tù vài nghìn người, hoặc mang gông, hoặc xiềng xích đều đứng xây mặt về hướng bắc, chật cả sân.
Quân hầu dắt Sơn Long đến dưới dinh. Có một vị Thiên Quan ngồi giường cao kẻ hầu hạ nghi vệ như hàng vua chúa. Sơn Long hỏi quân hầu : “Quan nào đó ?” – Quân hầu đáp : “Vua đấy”. Sơn Long đến dưới thềm – Vua hỏi : “Ngươi thuở sanh bình làm phước nghiệp gì ?” Sơn Long thưa : “Mỗi lần người trong làng thiết lập trai đàn giảng kinh tôi thường thí của vật đồng với người”. – Vua lại hỏi “Còn tự thân ngươi làm phước nghiệp gì ?” – Sơn Long thưa : “Tôi tụng thuộc kinh Pháp Hoa hai quyển”, vua nói “Rất hay ! Được lên thềm”. ông Long đã lên trên nhà thấy phía Đông Bắc có một tòa cao giống như tòa diễn giảng. Vua chỉ tòa nói với Sơn Long rằng : “Nên lên tòa này tụng kinh”. Sơn Long vân lệnh đến bên tòa. Vua liền đứng dậy nói : “Thỉnh ngài pháp sư lên tòa”. Sơn Long liền lên tòa xong. Vua liền xây về phía tòa mà ngồi. Sơn Long khai kinh tụng rằng : “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tự phẩm đệ nhứt”. Vua nói “Thỉnh pháp sư thôi”. Sơn Long liền thôi xuống tòa lại đứng dưới thềm. Đoái xem trong sân, bọn tù nhơn vừa rồi không còn một người. Vua bảo Sơn Long rằng : “Phước đức tụng kinh của ông chẳng những là tự lợi, nhẫn đến làm cho bọn tù trong sân nhơn nghe đề kinh Pháp Hoa mà đều đặng thoát khổ, há chẳng hay lắm thay ! Nay tha ngươi trở về”.
Sơn Long lạy từ. Đi đặng vài mươi bước, vua kêu trở lại, rồi bảo quân hầu : “Nên dắt người này đi xem các ngục”.
Quân hầu liền dắt Sơn Long đi qua phía Đông hơn trăm bước, thấy một thành bằng sắt rất rộng lớn, trên có mái trùm kín. Quanh thành có nhiều lỗ nhỏ, thấy các nam nữ từ đất bay vào trong lỗ liền chẳng trở ra. Sơn Long lấy làm lạ hỏi quân hầu – Đáp : “Đây là đại địa ngục, trong đó nhiều lớp phân cách theo tội riêng khác. Các người đó đều theo nghiệp dữ của mình đã tạo. Vào ngục chịu khổ” – Sơn Long nghe xong buồn sợ xưng “Nam mô Phật”, xin quân hầu dắt ra. Đến cửa viện thấy một vạt lớn lửa mạnh nước sôi, bên vạt có hai người ngồi ngủ. Sơn Long hỏi đó. Hai người đáp : “Tôi bị tội báo vào vạt nước sôi này. Nhờ hiền giả xưng Nam mô Phật cho nên các người tội trong ngục đều đặng một ngày nghỉ mệt, nên chúng tôi ngủ”. Sơn Long lại xưng “Nam mô Phật”.
Quân hầu đưa Sơn Long về nhà, thấy hàng thân thuộc đang khóc, sắm sửa những đồ tẩn liệm. Sơn Long vào đến bên thay thời liền sống lại.
Chuyện trên đây chính là ông Lý Sơn Long nói với chủ chùa Tổng Trì Chủ chùa thuật lại với tôi.
(Rút trong bộ “Minh Báo Ký”)
“Nhiệm mầu thay kinh Pháp Hoa ! Người tụng trì được công đức, ngoài Phật ra không ai có thể nghĩ lường được. đọa địa ngục, vì tội nghiệp nặng lên tòa vừa khai tụng đề kinh mà cả mấy ngàn tù nhơn dưới sân đều thoát khổ. Thoát khổ là bởi tội nghiệp tiêu, tội nghiệp nặng mà tức khắc tiêu tan, nếu không phải công đức rộng lớn quyết không thể đặng. Nghe đề kinh Pháp Hoa mà công đức còn lớn dường ấy, huống là người trì tụng đề kinh, huống là người trì tụng một phẩm, một quyển đến toàn bộ, nhẫn đến người giải nói, biên chép ấn tống. Ông Sơn Long được thoát ngục, được vua trọng, được quân hầu kính, phải chăng là do oai lực của kinh Pháp Hoa. Ta đối với kinh Pháp Hoa, thật nên chí thành đảnh đới, thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, ấn tống, nếu ta có chí tự thoát khổ và thoát khổ cho người.

03. ĐỌC KINH THOÁT KHỔ (TRÍCH TRONG PHÁP UYỂN)

SỰ TÍCH TẢ KINH PHÁP HOA
3. ĐỌC KINH THOÁT KHỔ (TRÍCH TRONG PHÁP UYỂN)

Đời Đường ở Ung Châu, huyện Trường An có ông Cao Pháp Nhãn là cháu huyền tôn của ông Cao Tần, quan bộc xạ đời Tùy. Đến niên hiệu Long Sóc năm thứ ba, ngày 25 tháng giêng đến Trung đài dự thi, trưa cỡi ngựa về nhà. Nhà ông ở góc phía nam phường Nghĩa Ninh, phía đông chùa Hóa Độ. Giữ đường gặp bọn người cỡi ngựa rượt bắt, chạy về gần đến nhà té ngựa mê ngất rồi chết, mọi người truy hô, người nhà vội đến khiêng về đến sáng ngày sau mới sống lại. Ông Nhãn bảo người nhà rằng : “Ta bị quỉ bắt đến địa ngục thấy vua Diêm La lên ngồi tòa cao, giận mắng ta rằng : Ngươi sao lại đến chùa Hoá Độ trong phòng thầy Minh Tạng ăn trái của thường trụ Tăng ? – Nói xong bắt ta nuốt 400 hòn sắt nóng, đương lúc nuốt thời cổ họng nghẹn rút thân thể đỏ khô co lại, biến làm màu đỏ, nuốt hết mới sống lại.
Ngày 26 là ngày ông mới sống lại, lại có bọn quỉ hiện đến bắt dẫn về cho vua Diêm Vương. Vua quở : “Tại sao ngươi không kính Tam Bảo dám nói chuyện lỗi xấu của tăng ? Ngươi nuốt sắt xong sẽ bị cày lưỡi”. Đến ngày 29 tháng đó sau khi nuốt sắt nóng xong sống lại qua đến ngày 30, sáng sớm lại chết đến địa ngục chịu cày sắt cày lưỡi. tự thấy lưỡi mình dài đến vạn dặm, người ở bên xem thấy ông Nhãn le lưỡi ra hơn thước (thước Tàu). Vua lại bảo người ngục tốt : “Người này nói việc hay dở của Tam Bảo, đem búa lớn lại chăt bỏ lưỡi nó”. Ngục tốt chặt mãi không đứt. Vua bảo lấy búa thẻo nhỏ bỏ vào vạc nước sôi nấu, nấu mãi không rã. Vua lấy làm lạ hỏi, ông Nhãn thưa : “Tôi có từng đọc kinh Pháp Hoa một lượt”. Vua không tin tra sổ công đức, thấy trong án có ghi “Đọc một bộ kinh Pháp Hoa”. Vua liền truyền thả cho về.
Ông Nhãn hiện còn, người đến thăm xem như đi chợ, người nghe thấy phát tâm tu hành rất đông. Cả nhà ông Nhãn từ đó rất mực kính tin Tam Bảo, gắng chí tinh tấn tu hành, hằng răng nhắc nhau không hề nhàm mỏi.
Tam Bảo là con thuyền từ báu đưa chúng sanh ra khỏi biển sanh tử khổ. Kính thời phước vô lượng. Khinh thời họa không nhỏ. Phật là đấng chí tôn, pháp là thánh dược, tăng là biển hiệu của Phật và pháp, ông Nhãn khinh tăng mà phải tội, lại nhờ đọc Pháp Hoa mà ra khỏi tai ương. Chỉ đọc có một bộ kinh Pháp Hoa mà lưỡi chặt không đứt, nấu không rã, làm đến đỗi vua Diêm La phải kinh sợ mà mau đưa về. Huống là người đọc tụng 2 bộ, 3 bộ đến trăm nghìn bộ ư.  Nếu người nào chí thành tụng niệm kinh Pháp Hoa thời công đức vô lượng vô biên – tội nghiệp đều tiêu – Phước lành đầy đủ. Sau khi xả báo thân hiện tại, quyết chắc sẽ cảm thành thân vàng Kim Cang ở vị lai vậy.

02. TẢ KINH THOÁT KHỔ

SỰ TÍCH TẢ KINH PHÁP HOA
2. TẢ KINH THOÁT KHỔ

Nhà Đường niên hiệu Long Sóc năm thứ ba, xứ Trường An, mẹ vợ ông Lưu Công Tín chết.
Không bao lâu cô họ Trần, vợ ông Tín cũng bỗng chết, thần hồn đi đến một ngục đá, thấy mẹ mình ở trong cửa đá thọ nhiều sự khổ.
Khóc bảo con gái rằng : “Mau vì mẹ tả một bộ kinh Pháp Hoa ngỏ hầu thoát khỏi tội này”. Nói vừa xong, cửa liền đá khép lại.
Cô họ Trần sống lại, thuật chuyện gặp mẹ với chồng. Ông Tín nhờ ông Triệu Sư Tử tả kinh. Ông Triệu bèn đem một bộ kinh Pháp Hoa hiện đã thành tả rất tốt giao cho ông Tín sửa sang, và bộ kinh đó vốn là của một người họ Phạm ra tiền mượn tả, mà ông Tín thiệt chưa biết cũng tin là ông Triệu tả cho mình.
Không bao lâu, cô họ Trần lại chiêm bao thấy mẹ mình đòi kinh. Cô nói rằng đã tả xong rồi. Mẹ liền khóc rằng : “Mẹ chính vì bộ kinh đó mà càng bị khổ thêm. Bộ kinh đó vốn là của họ Phạm tu phước, sao lại cướp làm công của mình ?”. Sau khi thức dậy cô Trần cùng ông Tín hỏi thăm lại, thời quả thiệt họ Phạm ra tiền hai trăm tả kinh mà chính là bộ trên đó.
Vợ chồng liền thuê người tả một bộ kinh khác để cúng dường hồi hướng công đức cho mẹ.
Than ôi ! Công đức tả kinh hay ấn tống lớn biết bao dường nào ? Tội nặng bị khổ ở địa ngục nhờ người tả một bộ kinh Pháp Hoa mà còn có đủ phước để thoát khổ, huống nữa là mình tự ra công ra tiền ư !.

01. ÔNG NGHIÊM CUNG

SỰ TÍCH TẢ KINH PHÁP HOA
1. ÔNG NGHIÊM CUNG

Nước Tàu, triều nhà Trần niên hiệu Đại Kiến năm đầu, ở xứ Dương Châu có ông Nghiêm Cung tả kinh Pháp Hoa để phân phát cho người trì tụng.
Lúc đó có thần ở miếu Cung Đình Hổ mách mộng cho khách buôn đem hết của trong miếu đưa sang cho ông Cung để chi phí về việc tả kinh.
Lại một hôm ông Cung mang tiền ra phố mua giấy viết lỡ thiếu 3.000 đồng điếu, bỗng thấy từ trong chợ đi ra một người cầm 3.000 đồng điếu trao cho ông Cung mà nói : “Giúp ông mua giấy”. Nói xong biến mất.
Rốt đời tùy, giặc cướp đến Giang Đô đều dặn nhau không nên phạm đến xóm của ông Nghiêm Pháp Hoa (Nghiêm Cung). Nhờ đó mà cả xóm an lành.
Đến cuối đời Đường, nhà họ Nghiêm vẫn nối nhau tả kinh không thôi.
“Vậy thời tả kinh, hay in kinh công đức lớn biết dường nào, không nói đến phước báo tốt đẹp ở nhiều đời sau, mà ngay trong hiện tại cũng không thể lường được, chẳng những là mình khỏi khổ nguy mà mọi người ở gần cũng được nhờ, cả thần thánh cũng thường theo hộ trợ như truyện ông Nghiêm Cung đây vậy”.

** THÍCH NGHĨA QUYỂN THỨ BẢY


THÍCH NGHĨA QUYỂN THỨ BẢY

(01) Từ nhục kế
Trên đầu Phật, thịt đùn cao như hình buối tóc, 1 tướng tốt trong 32 tướng tốt của thân Phật. tham khảo thêm tại đây
(02) Phật Thế Tôn
Mỗi vị Phật đều có đủ 10 hiệu này, phải đủ 10 hiệu này mới phải là Phật :
1. Như Lai : Toàn thể như như bất động, tùy duyên hóa độ mà đến trong muôn loài – Đến trong muôn loài mà vẫn như như bất động.
2. Ứng cúng : Ruộng phước vô lượng vì lợi quần sanh nên đến thọ sự cúng dường của chín giới.
3. Chánh biến tri : Hiểu biết suốt thấu khắp tất cả pháp một cách chơn chánh đúng như thật.
4. Minh hạnh túc : Minh : Trí huệ, Hạnh : Công hạnh lợi mình lợi người. – Trí huệ và công hạnh đều hoàn bị.
5. Thiện thệ : Khéo qua. Qua Niết Bàn những vẫn thường độ sanh, thường độ sanh những vẫn không rời Niết Bàn.
6. Thế gian giải : Rành rẻ tất cả pháp của thế gian và xuất thế gian.
7. Vô thượng sĩ : Đấng vô thượng, không còn ai trên.
8. Điều ngự trượng phu : Bực trượng phu hay điều hòa hóa độ chúng sanh nhu hòa và hay ngự phục hóa độ chúng sanh cang cường.
9. Thiên nhơn sư : Thầy của tất cả trời, người vv…
10. Phật : Đấng vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. “Thế Tôn” hiệu chung của 10 hiệu trên. Nếu được đủ 10 đức hiệu trên thời là bực tôn quí của thế gian và xuất thế gian.
(03) Na La Diên
Kim cang : Một chất rất rắn cứng, không chi phá vở được.
(04) Sa Môn
Hiệu chung của tất cả người xuất gia.
(05) Nhiếp năm tình : Là năm căn :
Nhãn : Con mắt
Nhĩ : Lỗ tai
T : Lỗ mũi
Thiệt : Lưỡi
Thân : Là thân mình
(06) Trở lại nơi bổn nhơn
Trở lại người chủ, người dùng bùa chú thuốc độc để hại người khác.
(07) Tuông giá
Ta thường gọi là mưa đá.
(08) Huệ nhựt
Mặt trời trí huệ, ý nói trí huệ sáng chói như mặt trời.
(09) Ý từ diệu đường mây
“Lòng bi” là lòng muốn cứu chúng sanh khỏi khổ, răn trừ các ác độc, như sấm vang làm khiếp vía các ma mị.
“Ý từ” là lòng muốn chúng sanh được hưởng các sự vui thỏa nên thường đem sự lợi lạc ban cho chúng sanh như mây rưới mưa đượm nhuần cỏ cây muôn vật.
(10) Dứt trừ lửa phiền não
Lòng tham giận, ganh vv… làm phiền nhiễu bức rứt khổ não thân tâm người như lửa đốt, Bồ Tát nói pháp trừ những tánh xấu trên đó làm cho thân tâm người thơ thới mát mẽ, như rưới nước cam lồ tắt lửa.
(11) Lìa các đường dữ
Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
(12) Bịnh bạch lại
Bịnh hủi (da tróc sần sùi, tóc mày đều rụng)
(13) Pháp Hoa hải hội
Hội lớn rộng rất đông như biển không thể lường biết !
(14) Ba châu
1. Thuyết pháp châu.
2. Thí dụ châu.
3. Nhơn duyên châu.
PHỤ. – Bích Chi Phật ; Có hai hạng :
1. Ra đời không gặp Phật không gặp chánh pháp, nhơn thấy sự biến đổi trong đời như hoa héo, lá khô vv… mà tự ngộ lý vô thường, dứt kiến tư hoặc, thoát ly sanh tử luân hồi, gọi là : Độc Giác.
2. Ra đời gặp Phật, gặp chánh pháp, tu pháp “Thập nhị nhơn duyên quán (xem phẩm “Hóa thành dụ” thứ bảy, quyển thứ ba) mà chứng ngộ Vô Sanh, thoát ly sanh tử luân hồi gọi là vị : “Duyên Giác” 2 bực : Độc Giác cùng Duyên Giác, cứ quả vị thời ngang với quả vị A La Hán”.
 (15) Cũng như họa ép dầu
Người xứ Tây Trúc ép dầu trước giã nhỏ mè hay đậu vv…ủ cho sanh trùng rồi sau mới ép. Ép dầu tức là sát hại nhiều trùng nên phải bị ương họa.
(16) Bộng cây nổi
Để ví những việc lâu xa khó gặp khó được. Kinh nói : “Như trong biển lớn có khúc cây bộng nổi trên mặt nước, 100 năm 1 lần trôi qua, 100 năm 1 lần trôi lại ; Đáy biển có một con rùa đui, 100 năm 1 lần nổi lên mặt nước đón bộng cây để chui vào. Biển rộng, cây 100 năm mới một lần trôi qua, rùa đã mù mà 100 năm mới nổi lên 1 lần, chực chui được vào bộng cây, khó lắm !.
(17) Công tổng trì
Tức là “Đà La Ni”.



** BỔ KHUYẾT TÂM KINH



BỔ KHUYẾT TÂM KINH

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán tự tại Bồ Tát thành tâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc ; Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng : Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức ; Vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý ; vô sắc, thinh, hương, vị, súc, pháp ; Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới ; Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận ; Vô khổ, tập, diệt, đạo ; Vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn.
Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu a la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết :
“Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.
VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN
Nam mô A di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ ta bà ha (3 lần)
Khế thủ tây phương An lạc quốc
Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ
Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu,
Cập pháp giới chúng sanh cầu chư Phật
Nhứt thừa vô thượng bồ đề đạo cố,
Chuyên tâm trì niệm A Di Đà Phật
Vạn đức hồng danh kỳ sanh tịnh độ.
Duy nguyện từ phụ A Di Đa Phật
Ai lân nhiếp thọ từ bi gia hộ.
۞
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di,
Hám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT (Niệm 10, 20, 30 câu tùy ý)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (niệm 10 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (niệm 10 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (niệm 10 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (niệm 10 lần)
(HỒI HƯỚNG)
Đệ tử chúng đẳng, hiện thị sanh tử phàm phu, tội chướng thâm trọng, luân hồi lục đạo, khổ bất khả ngôn ; Kim ngộ tri thức, đắc văn A Di Đà danh hiệu, bổn nguyện công đức, nhứt tâm xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, nguyện Phật từ bi bất xả, ai lân nhiếp thọ, đệ tử chúng đẳng, bất thức Phật thân, tướng hảo quang minh, nguyện Phật thị hiện, linh ngã đắc kiến, cập kiến Quán Âm Thế Chí chư Bồ Tát chúng, bỉ thế giới trung, thanh tịnh trang nghiêm, quang minh diệu tướng đẳng, linh ngã liễu liễu đắc kiến, A Di Đà Phật.
Ngã kim trì niệm A Di Đà
Tức phát bồ đề quảng đại nguyện :
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh
Nguyện ngã công đức giai thành tựu
Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm
Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại
Diện kiến ngã Phật A Di Đà
Tức đắc vãng sanh Cực Lạc sát.
Ngã ký vãng sanh Cực Lạc dĩ
Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện
Nhứt thiết viên mãn tận vô dư
Lợi lạc nhứt thiết chúng sanh giới.
Ngã Phật chúng hội hàm thanh tịnh
Ngã thời ư thắng liên hoa sanh
Thân đỗ Như Lai Vô Lượng Quang
Hiện tiền thọ ngã bồ đề ký.
Mông ngã Như Lai thọ ký dĩ
Hóa thân vô số bá cu chi
Trí lực quang đại biến thập phương
Phổ lợi nhứt thiết chúng sanh giới.
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nguyện sanh tây phương tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát bồ đề tâm
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh Cực Lạc quốc,
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh An Dưỡng quốc.

NGUYỆN
A Di Đà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thính phân minh, diện phụng Di Đà, giữ chư thánh chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.
Nhứt sanh na khoảng, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ Tát đạo, quảng độ chúng sanh, đồng thành chủng trí.
Chí tâm đảnh lễ : Nam Mô A Di Đà Phật Thế Tôn,
Nguyện ngã Tội chướng tất tiêu diệt (1 lạy)
Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)
Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh tịnh (1 lạy)
Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)
Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)
Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)
Nguyên ngã Liên đài tự tiêu danh (1 lạy)
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)
Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc quốc (1 lạy)
Nguyện ngã Viên mãn Bồ Tát đạo (1 lạy)
Nguyện ngã Quảng độ chư chúng sanh (1 lạy)
Chí tâm quy mạng đảnh lễ : Nam Mô Tây phương Cực Lạc thế giới giáo chủ, thọ quang thễ tướng vô lượng vô biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Như Lai biến pháp giới Tam Bảo (1 lạy)
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy y pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy y tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

THÍCH NGHĨA QUYỂN THỨ BẢY