** THÍCH NGHĨA QUYỂN THỨ NĂM



THÍCH NGHĨA QUYỂN THỨ NĂM

(01) Lại ở Nơi Pháp Không Phân Biệt Mà Quán Tướng Như Thật Của Các Pháp
Rời tất cả tướng : Có không vv… gọi là “thật tướng” (tướng chơn thật), vì tất cả tướng : Có không vv… đều là hư dối cả.
(02) Ni Kiền Tử
Lỏa hình ngoại đạo  (đạo ở trần truồng) cũng gọi là : “Vô tàm ngoại đạo” (đạo không biết hổ thẹn).
(03)  Lộ Già Da Đà
Phái nghịch thế ngoại đạo (đạo thuận theo thế tục)
Nghịch Lộ Già Da Đà
Phái nghịch thuận thế ngoại đạo (đạo chống trái với thuận thế ngoại đạo).
(04) Na La
Kẻ múa hát
(05) Năm Giống Người Bất Nam
Chẳng phải thiệt đàn ông, như người loại cái, kẻ không nam căn vv…
(06) Nhứt Thiết Pháp Không Như Thiệt Tướng
(07) Chiên Đà La
Kẻ đồ tể, quân đao phủ
(08) Ma Ngũ ấm
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là năm ấm hay làm khổ hại nên gọi là ma. Các lòng tham, sân, dục, nghi vv… thường làm rối rắm, phiền muộn rất khổ hại nên gọi là ma.
(09) A Dật Đa
Tên của Di Lặc Bồ Tát, Trung Quốc dịch là “Vô Năng Thắng”, còn Di Lặc là họ, dịch là “Từ thị”.
Sau khi giáo pháp của đức Thích Ca diệt, mãn tiểu kiếp thứ 9, qua tiểu kiếp thứ 10, thời kỳ kiếp giảm người thọ 80.000 tuổi, đức Di Lặc Bồ Tát hiện thân thành Phật ở cõi này hiệu là “Di Lặc Phật”.
(10) Tam Muội
Tiếng Phạm dịch là “chánh định”.
1. Mới vào cõi định gọi là “Nhập”,
2. Ở trong cõi định gọi là “Trụ”,
3. Từ cõi định dậy gọi là “Xuất” (ra).
(11) Kinh Phương
Những sách nói về phương pháp trị bịnh.
(12) Vô Sanh Pháp Nhẫn
Sức trí nhận chắc nơi thể vô sanh của các pháp.
(13)  Văn Trì Đà La Ni
Tiếng Phạm, dịch là “Tổng trì”, được môn văn trì Đà La Ni này thời nghe pháp đều có thể nhớ tất cả.
(14) Nhạo Thuyết Vô Ngại Biện Tài
Đặng môn này thời ưa thích nói pháp không nhàm, không trệ ngại, tài biện luận vô tận.
(15) Bốn Tứ Thiên Hạ
1. Thiết Luân Vương (cai trị 1 châu thiên hạ).
2. Đồng Luân Vương (cai trị 2 châu thiên hạ).
3. Ngân Luân Vương (cai trị 3 châu thiên hạ).
4. Kinh Luân Vương (cai trị 4 châu thiên hạ).
Vì phước nghiệp đời trước nên khi lên ngôi vua, có xe báu tự nhiên, hoặc bằng sắc, đồng, bạc, vàng hiện ra. Vua ngồi xe đó mà đi tuần, hay dẹp giặc trong cõi mình cai trị, nên gọi là : “Chuyển Luân Thánh Vương”.
(16) Pháp Lợi
Vì nhơn duyên nghe pháp được lợi ích.

PHẨM “TÙY HỈ CÔNG ĐỨC” THỨ MƯỜI TÁM