THÍCH NGHĨA QUYỂN THỨ TƯ
(1) Hàng bốn chúng1. Tỳ Kheo
2. Tỳ Kheo Ni
3. Ưu Bà Tắc
4. Ưu Bà Di
(2) Pháp hỷ thực, Thiền duyệt thực
Lãnh hội pháp mầu, lòng vui mừng, thân khoan khoái gọi là “pháp hỷ thực”. Trụ trong thiền định, tâm an, thân khỏe gọi là “Thiền duyệt thực”.
(3) Bốn trí vô ngại
1. Pháp vô ngại (có trí nói pháp suốt thông).
2. Từ vô ngại (lời tiếng đầy đủ không trệ).
3. Nghĩa vô ngại (nghĩa ý thấu đáo).
4. Nhạo thuyết vô ngại (thường ưa thích nói pháp)
(4) Ba món minh, sáu pháp thần thông, tám món giải thoát
1. Nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát
2. Nội vô sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát
3. Tịnh bội xả thân tác chứng giải thoát
4. Hư không xứ giải thoát
5. Thức vô biên xứ giải thoát
6. Vô sở hữu xứ giải thoát
7. Phi hữu tưởng phi vô tưởng giải thoát
8. Diệt thọ tưởng giải thoát
(5) Bày ba độc cho người
Tham, sân, si
(6) Tượng pháp lại bội chánh
Sau khi Phật diệt độ, thời kỳ đầu giáo pháp cùng người tu, chứng quả vv… cũng như Phật còn tại thế thời gọi là “thời kỳ chánh pháp”. Lần lần người tu và chứng quả không được như trước thời gọi là “thời kỳ tượng pháp” (tương tợ).
(7) Tăng thượng mạn
Được ít mà lầm tự cho là được nhiều, chứng bực thấp mà lầm cho là chứng bực cao.
(8) Tòa báu sư tử
Sư tử làm chúa muôn loài thú, ở trong hàng thú tự tại vô úy. Tòa sư tử chính là lấy nghĩa tự tại vô úy đó.
(9) Thọ trì
Biên chép và thọ trì
(10) Kiếp thiêu
Một đại kiếp có bốn kỳ trung kiếp :
1. Trung kiếp thành
2. Trung kiếp trụ
3. Trung kiếp hoại
4. Trung kiếp không
THÀNH : Là kết cấu hiện thành thế giới
TRỤ : Là thời kỳ trọn vẹn thế giới hữu tình đều đầy đủ như hiện nay đây vậy.
HOẠI : Là hư rã, thế giới hư rã do 3 nguyên nhân :
A. Lửa
B. Nước
C. Gió
Trong đây kiếp thiêu chính là thời kỳ lửa cháy tan thế giới. Tan hết là không.
(11) Bực tu hạnh Đầu Đà
Tiếng Phạn, nghĩa là dũ sạch bụi nhơ (đẩu tẩu) có 12 hạnh :
01. Mặc phấn tảo y
02. Chỉ có ba bộ y không được dư
03. Thường khất thực
04. Ngày một bữa ăn chánh
05. Ngày một lần ngồi ăn
06. Ăn có tiết lượng
07. Ở chỗ vắng vẻ
08. Ngồi trong gò mả
09. Ngồi dưới bóng cây
10. Ngồi chỗ trống
11. Tùy hạp ngồi
12. Ngồi luôn không nằm