** THÍCH NGHĨA QUYỂN MỘT


THÍCH NGHĨA QUYỂN MỘT

Kinh : Pháp thường, mười phương ba đời các đức Phật đều nói như vậy. Nói đủ là “Khế kinh” nghĩa là pháp thường khế hiệp chơn lý cùng khế hiệp căn cơ chúng sanh.
DIỆU PHÁP LIÊN HOA : Pháp mầu khó nghĩ lường, thắng hơn tất cả pháp. Kinh pháp này là bực nhứt trong kinh pháp khác của Phật nói, dụ như hoa sen, vì hoa sen sánh với các hoa khác có năm điều đặc biệt :
Có hoa là có gương : Nhơn quả đồng thời.
Mọc trong bùn lầy mà vẫn trong sạch thơm tho.
Cọng bông từ gốc tách riêng không chung cành với lá.
Ong bướm không bu đậu.
Không bị người dùng làm trang điểm (xưa, đàn bà Ấn Độ quen dùng hoa kết thành tràng để đeo đội vv…)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Các Lậu : Các điều vọng lầm hay làm lọt mất công đức lành.
Việc lợi mình đã xong : Tự mình đã được thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Các cõi : Là ba cõi : Cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc.
Hữu học và vô học : Từ quả A Na Hàm trở xuống chưa được giải thoát còn phải học tập nên gọi “Hữu Học”. Quả A La Hán đã được giải thoát, về trong Tiểu Thừa pháp, thời không còn phải học nữa nên gọi “Vô Học”.
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác : Quả chứng của Phật.
Đà La Ni : Tổng trì: Gồm nhiếp các pháp.
Nhạo thuyết biện tài: Tài biện luận ưa giảng nói pháp.
(10) Thông đạt đại trí đến nơi bờ kia : Chỗ rốt ráo, trọn vẹn, nên xong hoàn           toàn.
 (11) Thích Đế Hoàn Nhơn : Tên của vị vua 33 nước trời Đao Lỵ ở trên  núi Tu Di.
(12) Sáu điệu : 3 thứ tiếng vang dội và 3 thứ rung động của hình sắc.
(13)(16) Càn Thát Bà, Khẩn Na La  : Các loài thần hầu hạ cõi Đao Lỵ.
(14) A Tu La : Thần phi thiên : Có phước như trời mà đức kém hơn trời.
(15) Ca Lầu La : Chim cánh vàng (kim sí điểu).
(17) Ma Hầu La Dà : Thần rắn.
(18) Sáu loài chúng sanh : 1) trời, 2) người, 3) A Tu La, 4) thú, 5) quỉ, 6) địa ngục.
(19) Pháp vương tử : Phật là vua các pháp (pháp vương), Bồ Tát cũng như con của Phật nên là Pháp vương tử.
(20) Cận sự nam, Cận sự nữ : Người thọ tam quy ngũ giới tu tại gia gần gũi hộ thờ Tam Bảo nên gọi cận sự, đàn ông là Nam, đàn bà là Nữ, ta quen gọi là “cư sĩ”.
(21) A tăng kỳ : Vô số (một số lớn), kiếp có : Tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Một tiểu kiếp có 16.798.000 năm. Một trung kiếp có hai mươi tiểu kiếp. Một đại kiếp có bốn trung kiếp: Thành, Trụ, Hoại, Không.
(22) Pháp Tứ Đế : 1) Khổ đế, 2) Tập đế, 3) Diệt đế, 4) Đạo đế.
(23) Pháp mười hai nhơn duyên : 1) Vô minh, 2) Hành, 3) Thức, 4) Danh sắc, 5) Lục nhập, 6) Xúc, 7) Thọ, 8) Ái, 9) Thủ, 10) Hữu, 11) Sanh, 12) Lão tử, 12 món này là nhơn duyên lẫn nhau.
(24) Pháp Ba La Mật : Cũng gọi là sáu độ : 1) Bố thí độ, 2) Trì giới độ, 3) Nhẫn nhục độ, 4) Tinh tấn độ, 5) Thiền định độ, 6) Trí huệ độ.
(25) Nhứt thiết chủng trí : Trí của Phật.
(26) Bốn châu thiên hạ : 1) Đông Thắng Thần Châu, 2) Nam Thiện Bộ Châu (quả địa cầu), 3) Tây Ngưu Hóa Châu, 4) Bắc Cu Lô Châu.
(27) Thọ ký : Trao cho lời ghi chắc về sau, bao nhiêu năm, cõi nào, sẽ thành Phật hiệu là vv…
(28) Hằng sa : Sông Hằng là con sông lớn xứ Ấn Độ, trong sông và hai bờ có nhiều cát rất mịn, trong kinh thường dùng số cát ấy để chỉ một số đông nhiều.
(29) Đạo sư : Ông thầy dắt dẫn.
(30) Ba thừa : Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Phật thừa.
(31) Phương tiện : Phương chước hay phương pháp tiện lợi dễ dàng.