** THÍCH NGHĨA QUYỂN HAI


THÍCH NGHĨA QUYỂN HAI


(1) Lậu tận:
Nhiễm tâm phiền não đã hết sạch, đồng nghĩa với “vô lậu”
(2) Sắc vàng, bâm hai tướng:
Thân Phật sắc vàng tử kim có đủ 32 tướng.
(3) Mười lực các giải thoát.
Trí của Phật của 10 lực dụng :
1. Thị xứ phi xứ trí lực
2. Nghiệp trí lực
3. Thiền định trí lực
4. Căn tánh trí lực
5. Nguyên dục trí lực
6. giới trí lực
7. Đạo chí xứ trí lực
8. Túc mạng trí lực
9. Thiên nhãn trí lực
10. Lậu tận trí lực
(4) Mười tám pháp bất cộng
Bồ Tát cùng Thanh Văn Duyên Giác không có, riêng Phật có Pháp này.
(5) Bồ Tát
Bồ Tát : “Bồ đề” : giác; “Tát đỏa” : Hữu Tình; Nói tắt là Bồ Tát, tức là bực đã tự giác ngộ và có thể cứu độ giác ngộ loài hữu tình.
(6) Phạm Chí
Phạm Chí : Là Bà La Môn.
(7) Ba tuần: Tên của ma vương ở đầu cõi dục.
(8) Sanh diệt của năm nhóm
Năm nhóm là NGŨ UẨN : Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Cũng gọi là NGŨ ẤM.
(9) Năm món dục : NGŨ DỤC :
1. Tài (sắc), sắc, danh, thực (sự ăn), thùy (ngủ nghỉ)
2. Sắc, thinh, hương, vị, xúc.
(10) Sức vô úy
Sức vô úy : Bốn đức vô sở úy của Phật :
1. Nhứt thiết trí vô úy.
2. Lậu tận vô úy.
3. Thuyết đạo vô úy.
4. Thuyết khổ tận đạo vô úy.
(11) Các món căn, lực, giác chi, thánh đạo :
Năm căn : Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
Năm lực : Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực.
Bảy giác chi : Trạch pháp, niệm, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả.
Tám chánh đạo : Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định.
(12) Vô lượng việc ghê sợ :
Si : Cú tai mèo, Hiêu, Điêu, Thứu : Loài chim dữ tiếng xấu.
Thước : Chim khách.
Cưu : Tu hú.
Cáp : Bồ câu.
Ngươn xà : Rắn độc.
Phúc yến : Bò cạp.
Ngô công : rít.
Do diên : Trùng, rận ở trong áo tơi.
Dứu ly : Chồn, cáo.
Hề thử : Giống chuột.
Khương lương : Bọ hung.
(13) Ba món minh :
Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, lậu tận minh.
(14) Sáu món thần thông :
1.Thiên nhãn thông,
2.Thần túc thông,
3.Thiên nhĩ thông,
4.Tha tâm thông,
5.Túc mạng thông,
6.Lậu tận thông.
(15) Tín : Lòng tin
Giải : Hiểu rõ.
(16) Ba món khổ :
1.Khổ khổ,
2.Hành khổ,
3.Hoại khổ.
(17) Pháp hí luận :
Hí luận : lời luận nói suông không sự thật, đồng nghĩa với hư vọng.
(18) Diệt bề trong : Diệt lòng phiền não :
1. Kiến sở đoạn
2. Tư sở đoạn
(19) Hữu dư y Niết Bàn :
Niết Bàn : tịch tịnh, viên tịch, nghĩa là vắng bặt.
Còn vọng động phiền não là còn tạo nghiệp thọ báo sanh tử.
Dứt hẳn vọng động phiền não khỏi báo sanh tử yên lặng nhàn vui nên gọi là Niết Bàn.
HỮU DƯ Y : Thân người hiện còn thừa lại rốt sau cả.